Nói "kinh nghiệm" thì có hơi quá, nhưng mà đại khái là những gì tôi nhận ra được sau một thời gian tập tành dịch, và cũng bởi gần đây chứng kiến một phần không nhỏ các bản dịch có vấn đề nên muốn góp sức một chút (gg dịch "đàng hoàng" thì không nói, chứ dịch cứng quá cũng dễ bị coi là gg dịch lắm). Mong mọi người không chê do cái này được viết bởi một đứa chưa đăng gì lên cả.
Các bước để dịch tránh word by word (của tôi):
1. Đọc thứ mình định dịch theo từng chap. Đúng thế, không rõ người khác như thế nào nhưng ban đầu tôi thường đâm đầu vào dịch luôn mà không biết thứ mình định dịch như thế nào, dẫn đến không có "kỳ vọng" nhất định đối với bản dịch. Tôi cảm thấy nếu dịch trực tiếp sẽ dễ khiến bản dịch bị "khô", hay thiếu cảm xúc, và đọc trước sẽ giúp ta cảm nhận được cái "bầu không khí" của chương chuyện (ví dụ như vui tươi, mơ mộng, hung tàn...) làm văn phong mượt hơn.
2. Đọc thứ bạn định dịch theo khổ, đoạn, sau đó phân tích, ghi nhớ các ý rồi mới dịch (không liên tục lật đi lật lại giữa 2 trang, dịch xong mới check lại thông tin thừa thiếu ra sao). Cũng như trên, ban đầu tôi thường dịch từng câu từng câu một, làm nó cứng nhắc cực kỳ, không có sự liên kết giữa các câu dù có thể mỗi câu đều ổn. Vả lại, tôi tin "quên đi" cũng giúp cho văn phong mượt mà hơn, dịch từng câu thì khá dễ nhớ nội dung, nên bản dịch thường bị bám theo eng quá đà.
Note: tôi từng đọc một bài hướng dẫn lấy ví dụ là "đặt bản eng và chỗ mình viết cạnh nhau, sau đó dịch," không có ý offend, nhưng tôi nghĩ dịch kiểu ấy rất dễ bị cứng. À, riêng đoạn dùng từ điển trong bài viết đấy thì mình khá là đồng ý, bởi mục tiêu là hiểu rồi mới dịch.
Note nhỏ: nói "phân tích" thì nghe hơi rối rắm quá, nhưng cơ bản là hiểu từng câu và cả đoạn, đánh giá quan hệ nhân quả (cái này dẫn đến cái kia, cái kia gây ra cái kìa...) giữa các câu, hoặc đoạn này với đoạn trước, và cảm nhận được cái cảm xúc mà tác muốn truyền tải.
Note nhỏ của nhỏ: bước này 99% sẽ khiến bản dịch nhuốm văn phong của bạn, một thứ khá là mông lung theo ý hiểu của tôi, nhưng mà tôi cũng chứng kiến nhiều bản dịch khá là "phóng túng" nhưng vẫn được đón nhận do mượt nên chắc không sao. Tip: hãy neo chặt vào các chi tiết nổi bật (những thứ tác muốn làm nổi bật), cảm xúc của đoạn văn và nhân vật (những cảm xúc tác muốn truyền đạt) để tránh "bay" xa quá. À, với lại đừng sợ sệt phá đi cấu trúc văn bản đang dịch quá, các câu có quan hệ thì nối vào cũng được, hoặc đảo chủ ngữ của câu nhằm giảm bớt số từ bị lặp cũng oke. Tóm lại, cố gắng hiểu ý tác giả là ổn.
3. Đọc lại bản dịch theo kiểu "thuần việt" (thường là sau một thời gian tôi mới coi lại chap cũ để quên bớt). Cái này đơn giản là...đọc thôi, "thuần việt" ý tôi là chỉ đọc bản dịch mà không ngó qua eng (để dũ hết đống thông tin bên eng đi và coi nó hoàn toàn là bản việt), cách này sẽ dễ nhận ra những chỗ không ổn hơn, ít nhất nó có tác dụng với tôi.
Note: nếu thấy chỗ không ổn mà sửa mãi không được, thì hãy thử xóa cả đoạn đi và làm lại, đừng níu kéo.
Phía trên là kinh nghiệm của một đứa tập tành dịch eng (bên jap thì tôi không rõ), cảm ơn mọi người đã đọc, có gì sai sót mong các bác cứ chỉ ra, tránh tôi đi sâu quá vào con đường "tội lỗi" .
39 Bình luận
Hầu hết các văn bản khoa học, các văn kiện pháp luật sẽ được dịch theo kiểu sát nghĩa hay word-for-word.
Còn kiểu dịch thoát ý là kiểu dịch người dịch đọc câu văn trong ngôn ngữ nguồn, sau đó dựa vào nghĩa của câu văn đó mà viết lại câu văn mới tự nhiên, gần gũi với độc giả hơn, biến tấu sao cho hợp lý mà vẫn giữ lại được nghĩa. Muốn dịch thoát ý thì dịch giả cần am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ và văn hóa ở cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
Chữ tốt là nhờ rèn quen tay
Capcut giật giật xem cho lắm
Học ngu lại đổ tại xui may
Vốn từ dek có, viết vào mắt
Ngữ pháp không thông, đố mày "bay"
Văn chương mà muốn không thành rác
Đọc sách cho nhiều, bớt lên đây =.="
Con tạo xoay vần biết về đâu?
Ý trời vốn dĩ canh bạc đó,
Lận đận lù đù tát biển sâu.
Ca dao tục ngữ, cùng điển cố,
Có nhớ hay chăng đã quên rồi?
Bao năm đèn sách cùng lều chõng,
Chẳng bằng một mớ sắc tài tao*.
Sơn thủy Kỳ Tử hòa Bá Nhạc,
Nhất khúc thượng thiên, nhất khúc cầu.
Vạn cổ lưu danh thiên sử sách,
Mối tình tri kỷ tựa chiêm bao. 🤓☝
Để mà nói dịch thoát ý là gì thì dễ hiểu nhất là hiểu nghĩa câu rồi dịch lại câu theo cách hiểu của bản thân.
Một ví dụ của dịch thoát ý là khi bạn dịch thành ngữ tiếng anh luôn tìm một cụm tương ứng bên tiếng việt để dùng.
Hoặc là đống tên skill trong LOL thời garena ấy. (Chiêu cuối EMPEROR'S DIVIDE của Azir dịch thành Phân Chia Thiên Hạ, hay CALL OF THE FORGE GOD của Ornn dịch thành Hỏa Dương Hiệu Triệu)
Còn về ví dụ của bản thân tôi thì khi dịch một bài hát, cụ thể là bài này. Câu 经历了 多少轮回 多少阴晴圆缺 : (Dịch: Đã trải qua biết bao lần luân chuyển, biết bao lượt trăng tỏ trăng mờ.) Trong câu có sử dụng cụm 阴晴圆缺 - Âm tình viên khuyết: Nghĩa là tỏ, mờ, tròn và khuyết. Đây là bốn chu kỳ của mặt trăng. Ý nghĩa của cụm muốn nói dòng đời luôn vật đổi sao dời, có thăng trầm có thịnh suy. Cụm này vốn được trích ra từ bài thơ Thủy Điệu Ca Đầu của Tô Thức. Ở Việt Nam hình ảnh này cũng được sử dụng trong bài hát "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhạc sĩ Lê Việt Hòa, tôi phỏng theo câu hát trong "Gửi em chiếc nón bài thơ" để dịch lại đoạn trên của bài hát.